Đơn vị:

Thời tiết ở thung lũng Tử thần nước Mỹ trải qua tháng 7 nóng kỷ lục, mức trung bình là 42,5 độ C

Linh lan

Có thể nói, thời tiết thung lũng Tử thần ở nước Mỹ, là một trong những nơi nóng nhất thế giới vào đỉnh điểm mùa hè này, đã phá vỡ kỷ lục trước đó của công viên là 42,3 độ C được thiết lập vào năm 2018.

9860-1722671670-bec3168f79c0909ec9d1-1722759206.jpg
 

Thung lũng Tử thần, một trong những nơi nóng nhất thế giới vào đỉnh điểm mùa Hè, vừa trải qua tháng nóng kỷ lục vào tháng 7 với nhiệt độ trung bình 24 giờ là 42,5 độ C (108,5 độ F).

Theo số liệu công bố ngày 2/8, mức nhiệt độ trên đã phá vỡ kỷ lục trước đó của công viên là 42,3 độ C được thiết lập vào năm 2018. Mức nhiệt độ cao trung bình trong tháng 7 vừa qua là 49,9 độ C. Công viên có 9 ngày có nhiệt độ cao trên 51,7 độ C và chỉ có 7 ngày dưới 48,9 độ C.

Ngày 7/7 ghi nhận nhiệt độ cao nhất tại khu vực Furnace Creek của công viên là 54 độ C. Điều đáng lưu ý, mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không lớn, khi nhiệt độ thấp trung bình tại công viên là 35,1 độ C.

Giám đốc Công viên quốc gia Thung lũng Tử thần Mike Reynolds cho rằng những tháng nóng kỷ lục như thế này có thể trở thành bình thường khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

Các nhân viên cứu hộ khuyến cáo du khách đến Thung lũng Tử thần vào mùa Hè nên ở trong phạm vi đi bộ 10 phút từ một phương tiện có điều hòa, uống nhiều nước, đội mũ, thoa kem chống nắng.

Thung lũng Tử thần, nằm giữa hai bang California và Nevada của Mỹ, là nơi nóng nhất, thấp nhất và khô hạn nhất của nước này. Nhiệt độ không khí cao nhất thế giới là 56,7 độ C (134 độ F) được ghi nhận tại Furnace Creek trong công viên vào ngày 10/7/1913.

thung-lung-tu-than-1jpg-1722759206.jpg
 

Khi các đợt nắng nóng tiếp tục bao trùm Bắc bán cầu, nhiều du khách đang kéo đến nơi được coi là nóng nhất trên Trái Đất - Thung lũng Tử thần ở California - với hy vọng trải nghiệm nhiệt độ cao kỷ lục tại đây.

Thung lũng với tên gọi chết chóc này đã giữ kỷ lục về nhiệt độ không khí nóng nhất từng được ghi nhận, lên tới hơn 56 độ C vào năm 1913.

Các nhà khí tượng học đã tranh luận về con số này, chỉ ra rằng mức nhiệt tới hơn 56 độ C không phù hợp với nhiệt độ của những nơi khác gần đó và ngay cả những “điểm nóng” kỳ dị trong thung lũng cũng không thể giải thích được những biến đổi đó.

Nhà khí tượng học Christopher C. Burt đã viết trong một phân tích năm 2016: “Có thể chứng minh rằng nhiệt độ 56,67 độ C ở Thung lũng Tử thần được ghi nhận vào ngày 10/7/1913 về cơ bản là không thể xảy ra từ góc độ khí tượng học."

thung-lung-tu-than-3jpg-1722759207.jpg
 

Tuy nhiên, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), cơ quan chuyên xác nhận về nhiệt độ thế giới, vẫn coi đây là một kỷ lục.

Thung lũng Tử thần có thể không được đặt tên theo một ngày hè nóng thiêu đốt. Nhưng 174 năm sau khi được đặt tên, thung lũng cằn cỗi này vẫn là nơi khắc nghiệt và không phù hợp để sinh sống như thời điểm năm 1849.