Đơn vị:

Quặn lòng nhìn cảnh chèo thuyền vượt lũ đưa người thân đi mai táng ở Quảng Bình

Linh lan

Nước lũ nhấn chìm hết các tuyến đường giao thông, gia quyến của những người mất trong trận lũ phải chèo thuyền đưa thi thể đi mai táng.

Ngày 30/10, lãnh đạo UBND thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, dù nước đã rút nhưng các tuyến đường chưa thể đi, đội cứu hộ ở địa phương đã dùng ca nô, cùng bà con lối xóm, thân nhân vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng.

Nước lũ nhấn chìm hết các tuyến đường giao thông, gia quyến của những người mất trong trận lũ phải chèo thuyền đưa thi thể đi mai táng.

Nước lũ nhấn chìm hết các tuyến đường giao thông, gia quyến của những người mất trong trận lũ phải chèo thuyền đưa thi thể đi mai táng.

Quãng đường đưa tang, mọi người phải chèo thuyền 5 cây số. "Dù khá vất vả nhưng chúng tôi cũng dặn dò mọi người phải làm sao chu toàn nhất cho người đã mất", vị lãnh đạo chia sẻ thêm.

Được biết, thị trấn Kiến Giang có 3 trường hợp mất trong mưa lũ, trong đó có trường hợp bà Đỗ Thị D. bị tai biến, ngã vào dòng nước lũ.

Trước đó, một số gia đình ở các xã An Thủy, Lộc Thủy, Xuân Thủy (huyện Lệ Thuỷ) rơi vào hoàn cảnh có người thân qua đời nhưng không thể tổ chức an táng.

Ở thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thuỷ, thân nhân phải đưa quan tài của bà Dương Thị Hẹ (vừa mất ở tuổi 74) lên gác xép tránh nước lũ, chờ nước rút mới có thể tiễn bà về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tại tổ dân phố Xuân Giang, thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, gia đình chị Đặng Thị K. (31 tuổi) cũng phải nhờ bà con làng xóm giúp đỡ lắp giàn giáo, đưa quan tài của người thân lên cao.

Đến nay tỉnh Quảng Bình vẫn còn 2 người mất tích chưa tìm thấy. Địa phương này ghi nhận 32.900 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước, trong đó “rốn lũ” huyện Lệ Thủy có gần 20.000 nhà; 43 thôn, bản bị chia cắt.

Các tuyến đường bị ngập 76 điểm, trong đó Quốc lộ 1 có 5 điểm ngập, sâu nhất là 60cm. Đường Hồ Chí Minh qua xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy ngập dài 800m, sâu nhất 80cm..