Chuyên gia thời tiết đã lên tiếng "không có chuyện tâm linh" về đám mây màu đỏ rực trên bầu trời Lào Cai

Liên quan đến những đám mây có màu đỏ lạ trên bầu trời tỉnh Lào Cai, TS TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai vừa có chia sẻ khẳng định vấn đề này không liên quan đến vấn đề tâm linh như đồn đoán.

img-6073-5595-1726817028.jpeg
 

Trước đó, vào chiều 19-9, trên bầu trời Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đã xuất hiện những quầng mây màu sắc đỏ rực, như dung nham núi lửa cuộn trào, đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Ngay sau đó, một số người chia sẻ những hình ảnh này trên mạng xã hội và cho rằng những đám mây có ý nghĩa về phong thuỷ, tâm linh, mẹ thiên nhiên nổi dậy...

z5849697910767-1a47dae43c8151ec83a3ae09d571263f-1726817069.jpg
 

Trước những thông tin nhiễu loạn trên, TS Nguyễn Ngọc Huy chia sẻ, mây màu đỏ xuất hiện khi ánh sáng xanh bị phân tán và ánh sáng đỏ chiếm ưu thế...

Ánh sáng đỏ thường xuất hiện vào khung giờ buổi chiều và buổi sáng (hoàng hôn và bình minh) và mây màu đỏ xuất hiện với 3 điều kiện đồng thời xuất hiện:

Một là khí áp của bầu khí quyển tại thời điểm đó cao khiến cho các hạt vật chất bao gồm cả bụi và các hạt khí khác bị giữ lại ở bầu khí quyển, làm phân tán ánh sáng.

img-6072-735-1726817028.jpeg
 

Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc tương ứng với một bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau.

Trong đó, ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến và ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất.

Ánh sáng xanh có bước sóng trung bình bị cản bởi các hạt khí và bụi, còn ánh sáng đỏ có bước sóng dài nên không bị các hạt cản lại.

Hai là thời điểm và góc chiếu: Vào thời điểm buổi trưa quang mây ít bụi sẽ thấy bầu trời màu xanh vì ánh sáng xanh chiếm đa số. Phần nhiều do đa số hạt bụi và hạt khí lơ lửng ở tầng bề mặt đất nên mặt trời chỉ xuyên qua lớp mỏng của các hạt.

Vào thời điểm buổi sáng và buổi chiều (hoàng hôn và bình minh) mặt trời có góc chiếu gần như song song trên bề mặt trái đất nơi vị trí chúng ta quan sát mặt trời.

Khi đó, mặt trời phải xuyên qua một bề dày các lớp hạt, bao gồm cả bụi nên các ánh sáng có bước sóng ngắn bị cản lại. Chỉ còn ánh sáng bước sóng dài xuyên qua được và trở thành khả kiến (đỏ và cam). Đó là lý do hoàng hôn hay bình minh có màu cam và đỏ.

z5849697907479-d8b4d4e21f971fccaea95ce0c8173238-1726817069.jpg
 

Ba là khi đám mây đủ dày và riêng biệt: Khi ánh sáng đỏ và cam xuyên qua các hạt bụi và khí nhỏ đập phải một đám hơi nước dày (mây) không thể xuyên qua chúng ta sẽ thấy mây có màu đỏ ở phía mặt trời chiếu tới, màu đen ở phía mặt trời không chiếu tới.

Các đám mây như những màn chiếu hứng ánh sáng. Vậy là chúng ta có mây màu đỏ trên bầu trời. Hình dạng của mây là ngẫu nhiên và thi thoảng nó có tạo một số hình thù theo suy diễn của mỗi người.

Link nội dung: https://thoitiet24.com/chuyen-gia-thoi-tiet-da-len-tieng-khong-co-chuyen-tam-linh-ve-dam-may-mau-do-ruc-tren-bau-troi-lao-cai-a5597.html